Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau mầm sạch

Rau mầm được biết đến với rất nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ, rất cần thiết cho cơ thể và trong đó có rất nhiều loại rau mầm khác nhau. Và sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng rau mầm và những loại rau mầm nào mà bạn không nên trồng hoặc cách trồng và chăm sóc như thế nào  để có thể cho nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ nhất và đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Vậy để hiểu về rau mầm hơn thì bạn cần hiểu rau mầm là gì trước nhé


Xem thêm:


RAU MẦM LÀ GÌ

Rau mầm là những cây non mới được mọc mầm sống và đang trong thời gian sống không cần đất. Thông thường khi các hạt giống nảy mầm đều có lượng chất dinh dưỡng để nuôi sống mầm trong gia đoạn đầu và trước thời gian khi ra 2 lá thật. Rau mầm rất mọng nước, mềm và được sử dụng toàn bộ bao gồm cả lá, thân, rể. Rau mầm luôn là sự lựa chọn tốt nhất luôn là sự lựa chọn số 1 hiện nay về rau sạch cho cả nhà.

CÁCH TRỒNG RAU MẦM KHÔNG CẦN ĐẤT

Để có thể trồng được những cây rau mầm tươi tốt và phát triển tốt thì bạn cần chuẩn bị trước đó những công cụ, dụng cụ và nguyên vậy liệu, hạt giống để có thể triển khai trồng những hạt rau mầm

CHỌN HẠT GIỐNG RAU MẦM

Để có được những cây mầm nhiều chất dinh dưỡng thì bạn nên chọn hạt giống có nguần gốc rõ rang và tuyệt đối không nên mua những loại hạt giống không có rõ nguần gốc xuất xứ, vì thường những loại hạt giống không có nguần gốc xuất xứ sẽ có chứa các chất bảo quản
Những loại hạt giống rau mầm phổ biến hiện nay mà bạn có thể lựa chọn như: củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, rau dền…

ĐẤT TRỒNG RAU MẦM

Không phải loại đất nào cũng có thể trồng rau mầm tốt được. theo như nhiều nhà khoa học đã chứng minh để có được những cây rau mầm nhiều chất dinh dưỡng và phát triển tốt thì bạn có thể lựa chọn những loại đất chuyên sử dụng để sản xuất rau mầm hoặc bạn có thể đi kiếm những bụi xơ dừa  đã được xử lý là tốt nhất do đặc tính ưu việt của nó. Lượng sử dụng rất ít cho mỗi lần trồng và có thể tái sử dụng nhiều lần.
Khi bạn sử dụng xơ dừa để làm giá thể trồng rau mầm sẽ rất tốt vì trong gia thể có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây rau mầm hấp thụ tốt và đặc biệt là xơ dừa rất nhẹ nên việc vận chuyển rất dễ dàng.

KHAY, CHÂU, KỆ, BÌA CARTON

Bạn có thể tận dụng bất cứ các loại vật liệu khác nhau mà bạn có thể kiếm được trong gia đình bạn để sử dụng làm khay đựng đất, bạn có thể ra các cử hàng bán đồ nông nghiệp để lựa chọn những chiếc khay phù hợp với bạn
Kệ và giấy lót sẽ được bố trí phù hợp với không gian nhà bạn, bạn có thể lựa chọn những loại kệ sắt hoặc kệ gỗ, và đặt khay lên và lót bên dưới một lớp giấy mỏng để sau khi bạn thu hoạch xong thì bạn có thể dễ dàng thay lớp đất mới mà không bị dính vào rau

CÁCH TRỒNG RAU MẦM

Khi bạn trồng rau mầm bạn sẽ phải trải qua từng bước sau đây

Bước 1: NGÂM HẠT RAU MẦM
Tùy theo mô hình kinh doanh của bạn hoặc bạn sử dụng cho gia đình với số lượng nhiều hay ít mà bạn phân bổ với lượng diện tích mà bạn đang có trên những khay.
Bạn tiến hành rửa thật sạch hạt giống và ngâm với nước ấm  50 độ C, trong khoảng thời gian từ 2-5h tùy theo từng loại hạt giống khác nhau
Đối với rau ăn lá:
Cải xanh, rau dền, xà lách: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 8 – 12 tiếng
Mồng tơi, rau muống: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 12 – 36 tiếng
Đối với các loại rau gia vị:
Kinh giới, tía tô: ngâm khoảng 3 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng
Cần, hẹ, hành, ngò gai: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 24 tiếng
Đối với rau ăn trái:
Mướp, bí, bầu, cà tím, cà chua, dưa leo: ngâm khoảng 5 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng
Đậu bắp: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng
Đậu rồng, khổ qua: ngâm khoảng 12 – 14 tiếng, ủ khoảng 24 – 48 tiếng
Ngâm hạt giống để sau khi ngâm ta có thể loại bỏ được các loại hạt lép, hạt sâu. Sau đó vớt ra để ráo. Mục đích của việc để ráo hạt là để dễ dàng khi gieo.

BƯỚC 2: LÀM GIÁ THỂ RAU MẦM
Trong quá trình chờ hạt rau mầm ráo nước thì bạn nên chuẩn bị khay xốp và cho giá thể vào trước với độ dày khoảng 2-3 cm và làm cho bề mặt bằng phẳng, sau đó bạn phun nước cho ướt giá thể và tiếp tục trải giấy thấm lên trên bề mặt của giá thể và phun nước lần 2

BƯỚC 3: GIEO HẠT RAU MẦM
Sau khi hạt rau mầm đã ráo nước thì lúc này bạn tiến hành gieo hạt giống bằng tay đều lên trên bề mặt của giá thể với mật độ gieo khác nhau thùy thuộc vào loại hạt giống mà bạn gieo, với lượng trung bình khoảng 10gr hạt/ 40cm2 bề mặt giá thể.
Sau khi bạn gieo hạt xong thì bạn tiến hành tưới phun nhẹ một lần nữa. Dùng một tấm bìa cứng đậy bề mặt khay trong 2 ngày.


BƯỚC 4: CHĂM SÓC RAU MẦM
Sau khoảng thời gian gieo từ 2-3 ngày thì hạt rau mầm bắt đầu nảy mầm đều lúc này bạn bắt đầu chuyển dần khay ra vị trí có nhiều ánh sáng hơn hoặc trong bóng mát và bạn nên tránh để dưới ánh nắng mặt trời và nước mưa .
Bạn nên tưới nước thường xuyên cho khay mầm, bạn dùng những bình phun sương tưới buổi sáng và buổi chiều mát lên trên mặt khay để giúp rau mầm phát triển tốt hơn và nhanh hơn

BƯỚC 5: THU HOẠCH RAU MẦM
Sau quá trình từ lúc chuẩn bị hạt giống cho đến khi thu hoạch là khoảng thời gian 1 tuần, lúc này bạn dùng dao sắc và cắt sát gốc rau mầm hoặc bạn có thể nhổ lên và dùng kéo để cắt bỏ rễ của rau mầm và rửa lại bằng nước sạch là bạn có thể sử dụng được ngay.
Nếu rau mầm bạn gieo quá nhiều mà bạn chưa sử dụng hết thì bạn có thể bỏ vào trong tủ lạnh có thể bảo quản từ 3-5 ngày tiếp theo

Một số chú ý khi trồng rau

Rau mầm phải trồng ở nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng nhưng không trồng ở nơi có ánh nắng, mưa trực tiếp và gió lùa.
1 đến 2 ngày sau khi gieo giở giấy Carton ra, tưới phun sương nhẹ vừa đủ ướt mặt khay.
1 ngày trước khi thu hoạch giảm tưới hoặc ngưng tưới hẳn tùy theo mức độ ẩm của giá thể.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chia se cach trong rau thuy canh tai nha cho nguoi moi don gian hieu qua

CÁCH TRỒNG RAU THỦY CANH TẠI NHÀ

Chậu nhựa trồng rau mầm, rau sạch