Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng leo

Hoa hồng leo rất được yêu thích nhưng nhiều người còn bỡ ngỡ và có nhiều lo lắng khi chăm sóc chúng, Chậu cây Hoàng Hà chia sẻ với các bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng leo để được một giàn hồng tuyệt đẹp, ngát hương nhé


Xem thêm:


1. Đặc điểm cây hoa hồng

– Hoa Hồng là cây thân thảo sống lâu năm
– Trên thế giới có rất nhiều giống Hồng, ngoài ra còn có hàng trăm giống Hồng đã được các nhà khoa học lai tạo, nhân giống với nhiều màu sắc khác nhau.
– Có tất cả ba giống Hồng cơ bản: Hồng leo, Hồng bụi lớn và Hồng bụi thấp nhỏ

2. Nhu cầu cơ bản của cây Hoa Hồng:

– Là loài cây ưa ẩm, thoáng xốp đất, cần chiếu sáng nhiều giờ trong ngày và thoáng gió
– Hàng ngày, tối thiểu phải được chiếu nắng từ 6 tiếng trở lên
– Hoa Hồng là loại cây phát triển khá nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng cao. 1 tháng nên bổ sung phân bón 2 lần cho cây.
– Đất trồng tơi xốp, thông thoáng, chống úng, ngạt rễ cho Hoa Hồng

3. Cách trồng cây Hoa Hồng

– Không nên đào hố sâu để trồng cây
– Nên xử lý đất với công thức:
3 trấu hun (hoặc phân mùn ủ mục) + 5 đất thịt sạch + 2 sỉ than (đập hạt nhỡ, sàng bỏ bột sỉ) + phân đầu trâu 20 – 10 – 10 (3kg/khối hỗn hợp trên)
– Cách trồng: đào hốc rộng 70cm x sâu 20cm
Nếu trồng bồn chậu cần có tối thiểu thể tích 0,3 mét khối đất trở lên.
Lót hỗn hợp trên xuống cho bằng mặt đất, đặt bầu Hồng vào giữa rồi phủ hỗn hợp xung quanh.
Chú ý:
1. Dùng gạch hay tấm quây xung quanh để đảm bảo hỗn hợp trồng và gốc cây không bị xối trong khi tưới nước
2. Sau trồng, hàng tuần dùng phân bón lá đầu trâu 502 , pha 1 gói cho 8 lít nước tưới vào gốc, khoảng 0,5lit cho cây. Chăm sóc như vậy trong một tháng đầu để cây phát triển nhanh.
Nhiều người thắc mắc tại sao lại tưới phân bón lá vào gốc? Chohoaviet khuyến cáo với các bạn như sau: Phân bón là là loại phân thông minh giúp cây bổ sung dinh dưỡng kịp thời, tức thì, nhưng do yêu cầu phát triển bền vững của cây bạn hạn chế bón phân QUA LÁ thường xuên vì như vậy không thúc đẩy cây lấy dinh dưỡng qua rễ, chỉ khi bộ rễ phát triển mạnh cây mới phát triển ổn định, đồng đều được.Vì vậy trước các dịp khắc nghiệt, cây cần phục hồi bạn nên bón phân dạng này vào gốc cho cây nhé!
3. Trường hợp khi trồng bầu cây bị vỡ, bị tổn thương thì phải nhanh chóng cắt bỏ lá (toàn bộ hoặc một phần tùy theo mức độ tổn thương của rễ), để đưa cây về trạng thái ngủ, chỉ sau 1 tuần cây bật mầm trở lại.
4. Tưới đậm nước sau trồng. Sau hai ngày sẽ kiểm tra bổ sung nước lại bình thường. Trường hợp cây ít lá thì tưới ít.
5. Tưới nước: nước tưới cho cây vừa đủ. Ví dụ: với mỗi bụi hồng có khoảng 100 lá, ngày nắng chỉ cần 1 lít nước; xấp xỉ 200 lá cần 2 lít nước; khoảng 50 lá ngày chỉ cần 0,5 lít nước. Tưới vào gốc.

4. Chăm sóc Hoa hồng:

– Tùy nơi nhiều ít nắng gió và giàn cây lớn nhỏ cũng như lượng đất trong bồn nhiều ít để ta tưới nước phù hợp.
– Các bạn có thể dùng que gỗ, que tre chọc tới đáy để kiểm tra độ ẩm: Rút que lên nếu thấy que ẩm ướt là thừa nước, thấm ẩm que là vừa đủ, que trắng là thiếu nước.
– Không được bón phân nhiều lần trong tháng (chỉ bón 1-2 lần/tháng)
– Yêu cầu thoáng gió và nắng tối thiểu chiếu cho cây (từ 6 – 7h/ngày)

5. Bệnh cây:

Xem thêm bài bệnh cây hoa hồng tại đây.
– Đặc điểm hồng nhập ngoại là khi nắng nóng 37oC – 38oC trở lên, có thể bị táp mép cánh hoa, lá và đầu ngọn non hơi xoăn. Nhưng đó là biểu hiện bình thường. Chúng ta nên cung cấp cho cây đủ nước vào đầu buổi sáng, vào những ngày nắng lớn. Trước mỗi vụ nắng cần cung cấp phân đầy đủ cho cây, đặc biệt là lân.
Các giống Hồng Châu Âu có thể cho Hoa rải rác quanh năm, nhưng mùa chính là từ tháng 10 đến tháng 5 hàng năm. Vì vậy, nên chú ý bổ sung dinh dưỡng cho cây đều đặn, chống úng ngập.

CHẬU CÂY HOÀNG HÀ
Địa chỉ: Số 718, Hoàng Hoa Thám, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 0919376888
Email: lekimhoang797@gmail.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chia se cach trong rau thuy canh tai nha cho nguoi moi don gian hieu qua

CÁCH TRỒNG RAU THỦY CANH TẠI NHÀ

Chậu nhựa trồng rau mầm, rau sạch